Du lịch campuchia tự túc lễ 30-04

Kinh nghiệm du lịch Campuchia tự túc lễ 30 tháng 4 năm 2023

1.044

Contents

Du lịch campuchia tự túc lễ 30-04

Kỳ nghỉ lễ 30/04 năm 2019 khá dài, Jimmy quyết định không đi đâu cả vì chắc rằng đâu đâu cũng đông nghịt người mà chỉ ở nhà bán vé xe cung cấp dịch vụ, giá dịch vụ, giá phòng khách sạn đều tăng nên cứ ở Sài Gòn tụ tập với đám bạn và ăn uống là nhẹ nhàng nhất.

Nhưng ở nhà lại cảm thấy bức bối nên mới nảy ra ý định sưu tầm các thông tin từ các hành khách sử dụng dịch vụ của Jimmy cho chuyến đi Phnompenh – nhanh chóng liên lạc với vài đứa bạn xem có đứa nào muốn đi chung không thì tất cả đều có kế hoạch.

 Đặt vé xe buýt từ Sài Gòn đi Phnompenh.

Du lịch campuchia tự túc lễ 30-04Du lịch campuchia tự túc lễ 30-04

Mình đặt vé 1 chiều từ Sài Gòn đi Phnompenh qua Công ty du lịch Thái Dương 1 trong những đại lý bán vé xe đi Campuchia trên đường Cộng Hòa – giá 1 chiều là 260.000 đ. (Vé này đã bao gồm cả phí thủ tục xuất cảnh ở cửa khẩu Mộc Bài). tại đây có thể chọn mua vé xe các hãng xe khác như : Sapaco, Danh Danh, Long Phượng, Mekong Express, Phuong Heng, 168, kể cả các xe trong nội địa Campuchia như Virak buntham , Olympic , Meyhong , Bayon,RAC Express … Với giá vé tương đương.

Thông tin các hãng xe đi Phnompenh Campuchia.

Các hãng xe từ Sài Gòn đi Phnompenh =>>Giá vé các hãng xe đi Campuchia từ Sài Gòn năm 2019

Đặt xe chiều về từ Phnom Penh đi Sài Gòn thì khá là đơn giản và dễ dàng, mình đón một chiếc Tuktuk từ khách sạn đi thẳng ra nhà xe ở đường Sihanouk và mua vé về Sài Gòn.

Nếu muốn chính xác giờ đi thì bạn đặt trước cho nhà xe và tới giờ ra đó khởi hành chờ khoảng 1 tiếng thì xe khởi hành.

Ở đây có nhiều nhà xe nên việc lựa chọn xe khởi hành và giờ chạy dễ dàng hơn rất nhiều và không lo không có xe về. Tuy nhiên nên đi chuyến sáng thì có nhiều lựa chọn còn chuyến chiều thì trễ nên có thể hết chỗ – để đảm bảo có chỗ bạn nên đặt vé trước qua điện thoại .

 Xuất cảnh ở Mộc Bài – Nhập cảnh ở Bavet – Campuchia.

Hải quan ở Mộc Bài và hải quan ở Bavet cách nhau khoảng chưa tới 100m cho nên việc xuất cảnh ở bên này rồi sang bên kia nhập cảnh coi như là 1 quá trình.

Khi tới cửa khẩu Mộc Bài, tiếp viên hãng xe sẻ hướng dẫn tất cả khách đi vào trong soi chiếu hành lý sơ sài và anh ấy đã thu trước hộ chiếu của tất cả hành khách và đưa vào xuất cảnh theo đoàn – làm như thế này thì cũng đỡ bối rối cho khác kể ra cũng tiện.

Ở cửa khẩu Mộc Bài thì nhìn chung khá lộn xộn, xếp hàng không theo lối gì cả, cũng chẳng có hướng dẫn hay bảng chỉ dẫn gì, thấy du khách và người dân đứng chờ kín khá là khó coi. Tuy nhiên chờ khoảng 10 phút thì cũng xong phần xuất cảnh. Sau đó là đi sang bên chỗ cửa nhập cảnh của hải quan Bavet – Campuchia.

Phần này thì có vẻ chuyên nghiệp và đi theo đường lối hơn, có chỉ dẫn bằng tiếng Việt nữa và chỉ mất 2 phút là xong. Vậy là leo lên xe tiếp tục ngồi cho tới Phnom penh.

Chuyến xe mình đi xuất phát ở Sài Gòn lúc 9h00 sáng, tới Phnompenh tới lúc 3h30 chiều. Khi xe tới bến mình di chuyển về khách sạn bằng cách đi bộ, vừa đi vừa ngắm đường phố và dân tình bên này thế nào

Đặt phòng khách sạn ở Phnompenh.

Sau một hồi tham khảo các dịch vụ đặt phòng và xem sơ qua thông tin vài trang web và blog của mấy bạn cả Tây Blogger và Ta Blogger thì quyết định đặt phòng ở ven sông – con đường có tên là Preah Sisovath, Phnom Penh.

Tổng đài đặt vé xe đi Campuchia 1900 9227 Zalo  093 856 9 108

Khu vực Riverside của đường Preah Sisowath Quay  rất nhiều khách sạn, nhà hàng quán ăn gần đó và cũng tiện di chuyển bằng cách đi bộ tới các điểm tham quan như  :

  • Cung điện Hoàng Gia Campuchia
  • Chùa Bạc – Silver Pagoda
  • Tượng đài độc lập.
Review chỗ mình ở – Panorama Mekong Hostel

Mình đi bụi và đặt phòng dorm – 1 giường trong phòng tập thể tại Panorama Mekong Hostel – phải nói là một nơi khá tuyệt và với mức giá rẻ không thể tưởng được – chỉ 2.5$/ đêm. Nó nằm ở tầng 4 của toà nhà ngay ngã 3 gần cung điện Hoàng gia chiều ra ban công ngồi ngắm sông và thuyền khá thoải mái tầm mắt. Gió từ sông thổi vào rất mát, buổi tối mình mua bia tại quầy bar 1$/1 ly bia tươi – rồi ngồi nhâm nhi rất thoải mái.

 Các điểm tham quan và nên đến ở Phnompenh.

  1. Cung điện hoàng gia Phnompenh.Đây là nơi mà hoàng gia vẫn còn đang sinh sống tại đó, tuy nhiên thì cung điện chính được mở cửa cho khách du lịch tham quan – chắc đây là một phần để nhà vua và hoàng gia có thu nhập. Lượng khách tới tham quan khá là đông – giá vé vào là 10$/người lớn ( 40.000 Riel)Cung điện khá là rộng lớn và kiến trúc rất đẹp
  2. Chùa bạc – Silver Pagoda.Cũng nằm trong hạng mục tham quan cùng với Cung điện hoàng gia (đã bao gồm trong vé 10$/người) và nằm kế bên cung điện chỉ đi bộ khoảng vài chục bước chân là tới.Chùa bạc với rất nhiều tượng Phật, vật phẩm bằng bạc, ngay cả nền nhà cũng được lát bằng bạc miếng nhưng hiện đã được trải thảm lên vì quá đông khách du lịch sẽ mòn hết nền bằng bạc.Chùa Bạc cũng là nơi chôn cất đức vua sau khi qua đời – nơi chôn đức vua là các tháp bên cạnh chùa.
  3. Wat Phnom.
    Đây là một ngôi chùa khá là nổi tiếng ở Phnompenh, vé vào tham quan là 1$/người.
  4. Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
    Đây là một điểm để nhìn lại những gì mà thời kì diệt chủng Khmer đã gây ra. Khá nhiều chết chóc và tội ác man rợ của chế độ thời kỳ ấy.
    Điểm đến này khá gần với khu vực các hãng xe buýt tuyến Việt Nam ở Phnompenh như Kumho, Sapaco, DanhDanh, LongPhuong,… bạn có thể đi bộ đến đó từ khi xuống xe khá gần.
  5. Riverside  – Ngồi hóng gió, mua đồ ăn vặt.   Đây là khu vực ven sông Mekong cực kỳ mát cả ngày và buổi tối rất đông vui, nhiều du khách và cả người dân ra ngồi chơi, tham quan và ăn uống linh tinh. Phía đối diện là quảng trường Hoàng gia có thể đi qua lại để tản bộ. Đặc biệt ở đây và khu vực hoàng giá có rất nhiều chim bồ câu, các du khách và người dân sẽ mua gói đồ ăn và rắc cho bồ câu bay đến ăn để thu hút chúng và cũng để chụp hình nữa.

Sau khi tham quan các điểm đến bạn có thể hiểu thêm về lịch sử của đất nước Campuchia, người Khmer trong lịch sử đã từng là một đế quốc hùng mạnh. Lãnh thổ bao gồm cả nước Lào hiện nay, phía nam của Việt Nam, phía đông của Thái Lan nhưng sau biến cố thăm trầm, đế chế của người Khmer đã suy yếu và giờ là đất nước Campuchia như hiện nay.

 Ăn uống ở Phnompenh.

Mình đã cố gắng ăn thử món ăn địa phương để xem mình có gặt hái được gì không, với ý định luôn tránh những nơi bán đồ ăn nhanh và dễ dàng ăn. Và đi ăn một mình như vậy thì không tránh khỏi những điều thú vị như là phục vụ không thể nói tiếng Anh, gọi món theo ý mình nhưng mà lại nhận được đồ ăn theo ý của chủ quán nhưng mình vẫn vui vẻ và ăn thử – mình nghĩ rằng chủ quán sẽ làm một món mà họ nghĩ là tốt cho mình.

Món thứ 2 có lẽ là lần đầu mình được ăn, khi đi ngang qua quán mình thấy khá đông người dân Campuchia ghé vào ăn và mình quyết định vào ăn thử. Cái món được ăn ở đây sau khi tìm hiểu thì được biết tên gọi là Locha

Bản đồ đi đến quán ăn món Locha

Ở ven sông Mekong cũng có khá là nhiều người bán đồ ăn vặt nên bạn cũng không lo bị đói nhé, họ bán khá nhiều thứ như :

Trái cây gọt sẵn + đồ ăn vặt, trứng vịt lộn, bắp luộc, các món nướng xiên bán theo cây, xúc xích, …. và một số món ăn đường phố. Tuy nhiên mình nhìn và thấy không hấp dẫn lắm nên chỉ mua trái cây ăn thôi  – thú thực thì mình là một kẻ mê khám phá văn hoá và những điều mới lạ hơn là khám phá ẩm thực.

Giới thiệu thêm : Ngay khách sạn chỗ riverside có cửa hàng tiện ích Circle K, bán đồ ăn đồ uống rất rẻ, nhiều thứ bán đúng giá không như ở ngoài. Mình ăn sáng ở đây với bánh bao + sữa tươi khá là rẻ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bữa sáng đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho một ngày khám phá Phnompenh. Bạn hãy tìm xung quanh khách sạn mình có cửa hàng tiện lợi nào như vậy hay không, nếu có thì đi vào và lục lọi xem có gì cần mua không 

 Di chuyển ở trong Phnom penh nên đi Tuktuk hay Grap ?

Đa số taxi không hoạt động ở Phnompenh chỉ có Tuk tuk và Grap tuy nhiên thì các phương tiện tham gia giao thông ở đây khá là vừa phải không quá đông đúc. Ở đây Tuktuk rất được ưa chuộng, tuy nhiên với khách du lịch lại khác.

Các lái xe TukTuk ở đây cũng chặt chém du khách khá là nhiều.

Hình trên là từ ứng dụng Grab – số lượng xe hơi ít, khác hẳn với ở Sài Gòn hay Hà Nội, Grab luôn tràn ngập.

Mình xem giá từ khách sạn tới một địa điểm khác đó là khu vực nhà xe đi Sài Gòn thì giá là 6.400 Riel, tuy nhiên khi đi xuống dưới và một anh lái xe tới hỏi mình đi đâu và mình nói là đi đến khu vực nhà xe của Kumho Samco thì anh ấy nói là 5 USD, mình hiểu ngay rằng đang chém giá cao thế nên mình lắc đầu không đi.

Sau một hồi lâu trả giá và cuối cùng mình chốt được giá 2USD (8.000 Riel) giá này vẫn còn cao hơn trên ứng dụng Grab.

Việc đàm phán giá cả này tuy chẳng tiết kiệm được bao nhiêu tiền nhưng để bạn có thêm kinh nghiệm đi du lịch tự túc, có những lúc bạn sẽ rơi vào trường hợp bị hét giá dịch vụ và hãy luyện tập – đi du lịch là cách luyện tập khá tốt.

Một người khác mình có gặp và chị ấy than vãn rằng đi Campuchia bị chém giá Tuktuk, chị biết rằng giá nó chỉ khoảng 2 đô và chị bị anh lái xe đòi 5USD, nhưng vì chị ấy không đàm phán giá và chị mang nỗi bực tức rằng dân Campuchia họ làm du lịch chặt chém và không thích Campuchia. Mình thì cho rằng bất kì mỗi nơi mình đặt chân đến mình đều cần phải thích nghi và có những bài học kể cả tốt và xấu để hiểu được thế giới này nó khác biệt, nó đa dạng, nó luôn hàm chứa những điều có ý nghĩa riêng.

Hy vọng rằng sau khi đọc bài này bạn sẽ có một chút cảm hứng với điểm đến Phnompenh này, chúc bạn có chuyến đi thú vị và đừng quyên chia sẻ cảm nhận của bạn ở phần bình luận nhé !

=> Xem thêm tại đây nhé : Review du lịch siem reap 

=> Xem thêm: Top những điểm du lịch nổi tiếng ở Campuchia

=> Xem thêm: xe đi campuchia

Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia Thai Duong Cambodia 

Comments are closed.

1900.9227